Tranh chữ Đức khảm trai, khảm ốc

Mã: TCĐ

Giá: Liên hệ

Tranh chữ Đức khảm trai, khảm ốc
kích thước tranh: dài 81cm x rộng 81cm x 5cm, ván dày 1,8cm

chất liệu gỗ gụ
nguyên liệu ốc đỏ singgapore

Chia sẻ:

Chi tiết sản phẩm

 Nói đến chữ Đức chính là nói về đạo đức con người, là luôn đồng nghĩa với những điều tốt đẹp.

    Người xưa có câu: “Tiên tích đức, hậu tầm long” nghĩa là trước phải có đức, phải tu nhân tích đức, sau mới nghĩ đến chuyện tìm sự giàu sang phú quý (tầm long nghĩa là tìm long mạch tốt để tạo sự phát đạt, giàu sang). Lại có câu: “Có đức mặc sức mà ăn” cũng với ý nghĩa tương tự. Chữ Đức, hay nói đúng hơn, ăn ở có Đức là điều rất quan trọng. Cho nên trong Tử vi, mặc dù đặc biệt coi trọng “số phận” con người, nhưng vẫn có câu: “Đức năng thắng số’’, cũng là nhằm nhắc nhở người đời hãy biết lấy Đức làm trọng, vừa giúp ích cho xã hội, vừa tạo nên “số phận” tốt hơn cho chính mình.

    Khổng Tử - một Nhà tư tưởng, Nhà triết học xã hội nổi tiếng ở nước Trung Hoa xưa, cũng đặc biệt đề cao cái Đức ở con người. Trong đó, ông đề cao đức “hiếu”, bởi ông cho rằng làm người trước tiên phải có lòng kính yêu cha mẹ và người thân trong gia đình mình  thì rồi mới biết yêu thương người ngoài, yêu thương đồng loại, mới làm nhiều việc tốt được. Và, làm người theo Khổng Tử trước hết phải biết tu dưỡng “đức” rồi mới học “văn”. Hiếu đức ở đây không phải chỉ là nuôi dưỡng cha mẹ một cách đơn thuần mà là chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ với sự thành kính, sự yêu thương thật sự.

     Như vậy, chữ Đức xem ra cũng thật sâu xa và cũng thật mênh mông, rộng lớn; bao hàm rất nhiều điều mà con người nên có, cần có. Và, Đức không đơn thuần chỉ là một cách sống, hay một điều có để cho...đẹp; mà Đức làm nên sức mạnh thực sự đối với người có Đức.

     Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu dạy rằng: “Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó/Có tài mà không có đức thì vô dụng”. Vô dụng đối với người không có đức là không mang lại lợi ích căn bản nào cho xã hội, thậm chí còn làm hại nhân dân, làm hại đất nước. Chữ “Đức” ở đây càng quan trọng biết nhường nào! Nhưng “Đức” không phải như một cái gì biệt lập mà là trong sự thống nhất chặt chẽ không tách rời với tri thức, tài năng. Cho nên ta vẫn thường nói Tài - Đức là vậy. Nghĩa là “văn và chất đều nhau mới là người quân tử” -  Khổng Tử quan niệm như thế và ông cũng là người đã đề xuất đường lối “Đức trị” - đường lối trị nước bằng đạo đức. Ông là người nói rất nhiều đến tư cách người cầm quyền, đến bổn phận của người lãnh đạo phải sửa mình, phải làm gương cho dân, phải giáo hoá dân. Giữa đạo đức và chính trị không tách rời nhau mà luôn có sự hòa quyện, đan xen vào nhau trong quá trình thực thi trách nhiệm của người lãnh đạo.

      Quyền hành chỉ được giao cho người có đức thì mới làm nên những thành quả tốt đẹp cho quê hương đất nước. Ngược lại, quyền hành ở trong tay người thiếu đức thì đương nhiên sẽ làm suy giảm đạo đức xã hội, làm cho cái xấu hoành hành, điều tốt bị mai một. Ở một khía cạnh khác, ai cũng có thể mắc sai lầm, khuyết điểm. Nhưng cách hành xử lại khác nhau giữa người có đức và người thiếu đức: Với người có đức, họ tự nguyện tự giác kiểm điểm sâu sắc bản thân và biết từ nhiệm để người khác có tài năng bản lĩnh hơn thay thế - Điều đó có lợi cho dân cho nước và tốt cho chính người đó. Còn với người thiếu đức thì lại khác, vẫn cố giữ cho mình quyền chức bất chấp những điều mình có thể làm hại cho dân cho nước.

     “Đức tích lại từ các kiếp trước. Vua, quan, phú, quý đều từ Đức mà ra. Vô Đức, vô đắc; mất Đức tức là mất tất cả. Vậy ai muốn quyền lực và của cải trước tiên cần phải tích đức. Bằng lao động vất vả và làm việc thiện, người ta có thể thu lấy Đức từ quần chúng. Muốn thành tựu, phải lĩnh hội luật nhân-quả. Hiểu được thế thì dân chúng và quan chức mới biết tự tu thân, phú quý thái bình mới thịnh hành thiên hạ”. (Tinh tấn yếu chỉ – “Của và Đức”)

Sản phẩm cùng loại